Khoa Dược

  • KHOA DƯỢC

    I. Giới thiệu chung:

     

           -  Khoa Dược Bệnh viện Tỉnh Phú Yên được hình thành và phát triển theo sự lớn mạnh của Bệnh viện. Sau ngày 30 tháng  04 năm 1975, Khoa Dược được kế thừa và tiếp quản từ Khoa dược Bệnh viện Tỉnh Phú Yên chế độ cũ ở địa chỉ 270 Trần Hưng Đạo-TP.Tuy Hòa-Phú Yên. Và, năm 2010, Bệnh viện  được chuyển đến địa chỉ 15 Nguyễn Hữu Thọ -TP.Tuy Hòa-Phú Yên. Địa điểm và cơ sở vật chất của khoa dược rất thuận tiện và đủ điều kiện làm việc. 
    Hiện nay, Khoa Dược tổ chức và hoạt động theo Thông tư 22/2011/TT-BYT " QUI ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN". 

            -   Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lí và tham mưu cho giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lí.

    II. Nhân lực:    Tổng số nhân viên: 35 (33 biên chế, 02 hợp đồng), trong đó:
                                  + Thạc sĩ Dược sĩ            :  01
                                  + Dược sĩ CKI                   :  01
                                  + Dược sĩ đại học            :  04
                                  + Dược sĩ trung học        :  20
                                  + Dược tá                          :  06
                                  + Dược công                    :  03
                  Trưởng khoa dược: DSCKI Trần thị Phương Thảo.

    III. Chức năng, nhiệm vụ:

             -  Tổ chức và hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư 22/2011/TT-BYT
             -  Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác chuyên môn dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc Bệnh viện.
            - Tham mưu cho Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện về lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện; là đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị. 
             - Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất.
            - Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với phòng tài chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lí kinh phí sử dụng thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các qui định hiện hành. 
             - Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất đảm bảo chất lượng theo đúng qui định hiện hành
             - Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
             - Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sĩ trong khoa tham gia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.
             - Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
             - Tham gia nghiên cứu khoa học.

             -  Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
            -  Quản lý, theo dõi nhu cầu sử dụng/đột xuất thuốc, dược liệu, hóa chất và y cụ  của các khoa  cận lâm sàng/lâm sàng trong tháng. Dự toán và lập kế hoạch số lượng và chủng loại các thuốc, dược liệu, hóa chất và y cụ cho các tháng tiếp theo. Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng/quí/năm về hạn dùng, số lượng xuất, nhập, tồn của các thuốc, hóa chất và y cụ tại khoa dược và các khoa cận lâm sàng.
             -  Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
             -  Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
             -  Pha chế theo đơn một số thuốc dùng ngoài theo yêu cầu của các khoa lâm sàng và một số dung dịch rửa thiết bị/dụng cụ y tế .
             - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
             -  Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. Quản lý thuốc gây nghiện hướng tâm thần theo đúng quy chế.
             -  Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Cao đẳng và Trung học về dược.
            -  Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
             -  Tham gia chỉ đạo tuyến.
             -  Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
             -  Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
             -  Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
             - Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế. 

    IV. Nghiên cứu khoa học:

             - Nhằm phát triển kiến thức và tài năng chuyên môn nhân viên; nâng cao chất lượng công việc, khoa dược phối hợp với các khoa lâm sàng bệnh viện,  GIZ,  ...để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng công việc.   

    V. Định hướng phát triển:

            - Ngoài công tác cung ứng và cấp phát, khoa dược tăng cường công tác quản lý và tư vấn sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả và kinh tế. Hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức Y tế thế giới “ Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” và kế hoạch hành động của Bộ Y Tế về chống kháng thuốc giai đoạn 2013 – 2020. Phát triển đẩy mạnh các hoạt động phòng chống kháng thuốc nhằm góp phần nâng cao chất lượng của công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn dân.
              - Củng cố năng lực chuyên môn về dược nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
              - Tạo điều kiện cho các dược sĩ được tham gia các khoá chuyên ngành định hướng dược lâm sàng để tiến đến mỗi khoa điều trị có một dược sĩ lâm sàng chuyên trách.
             - Tham mưu tư vấn cho Ban giám đốc xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục (thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt,…) ...


     

Tin bài liên quan