Giới Thiệu Chung

  •  I. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa Phú Yên:
    1. Lịch sử hình thành và phát triển:


    Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên được xây dựng trước năm 1975, tiền thân là một bệnh viện dã chiến của chế độ cũ chưa xây dựng hoàn chỉnh, được Ban Quân – Dân Y của cách mạng tiếp quản và đưa vào sử dụng ngay từ sau ngày giải phóng Phú Yên ( ngày 01/04/1975).
    Từ năm 1976 đến 1989, Bệnh viện ĐK Phú Yên hiện nay chỉ là một Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Bắc của tỉnh với quy mô 300 giường bệnh. Cơ sở hạ tầng bao gồm 4 dãy nhà (khoa khám, khoa ngoại, phòng mổ và khoa nhi bấy giờ) ngoài ra có các dãy nhà tạm để làm khoa dược, khoa nội, nhà bếp, nhà đại thể…)
     Tháng 7 năm 1989, Bộ Chính trị đã có Quyết định số 83/QĐ-TW, chia tách tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh: Phú Yên và khánh Hoà. Cúng từ đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh, đồng thời nâng cao hơn nữa vị trí, trách nhiệm của Bệnh viện, Bệnh viện khu vực Bắc Phú Khánh được đổi tên là Bệnh viện đa khoa trung tâm Tỉnh (theo Trích yếu số 06 /YT ngày 15/7/1989 của Giám đốc Sở Y tế Phú Yên. Tại thời điểm này Bệnh viện được cải tạo và nâng quy mô từ 300 giường lên 350 giường, tuy nhiên cơ sở vật chất cũng còn rất cũ kỹ, lạc hậu, trang thiết bị thiếu thốn không đáp ứng được cho nhu cầu khám chữa bệnh.
        Chính vì vậy những năm tiếp theo, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã cho phép Sở Y tế đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện đa khoa trung tâm Phú Yên theo từng giai đoạn cụ thể như:
        -.Năm 1990, xây dựng khoa Nội cán bộ (Nội A) theo mô hình “khách sạn” (có nhà vệ sinh, nhà tắm chung với phòng bệnh) với diện tích 590,4m2.
        - Năm 1994, Xây dựng Khu Kỹ thuật gồm 2 đơn nguyên (3624m2 + 2625m2): khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức.
        - Năm 1999, Cải tạo mở rộng khoa Khám bệnh-Cấp cứu lưu với tổng diện tích là 1.199m2.
        - Năm 2000, xây dựng mới khoa Ngoại Chấn thương và khoa Ngoại Tổng quát. Một khu nhà 3 tầng với tổng diện tích là 1.202m2.
        - Năm 2001, xây dựng mới khoa Nhiễm, một khu nhà 2 tầng với tổng diện tích là 938m2 với cấu trúc hiện đại, thong thoáng và có nhà vệ sinh, nhà tắm ngay trong buồng bệnh
        - Năm 2006, Sửa chữa lớn khoa Sản, khoa Dược; quét vôi khoa Nội A, nội B, Nhi. Lao.
        - Năm 2008, Bệnh viện được đầu tư xây dựng hành lang khép kín nội viện bằng nhà tiền chế (khung sắt, nền bê tông, lợp tôn)..
        Số phòng (buồng) bệnh hiện có trong toàn bệnh viện là:      
    Trong đó:
        - Ngoại Chấn thương và Ngoại Tổng quát    :     46 phòng
        - Nội A và Nội B                    :    32 phòng
        - Khoa Nhiễm và khoa Y học cổ truyền        :    38 phòng
        - Khoa Lao                        :    28 phòng
        - Khoa Sản                        :    48 phòng
        - Khoa Nội B1                    :    10 phòng
        - Khoa Nhi                        :    14 phòng
        - Khối Chuyên khoa                    :    28 phòng
        - Năm 2009, Ban Quản lý Dự án các công trình trọng điểm của Tỉnh tập trung hoàn thành bệnh viện mới xây dựng tại ngả tư Đại lộ Hùng Vương và Đường Nguyễn Hữu Thọ và dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2010. Do đó, Bệnh viện không được sửa chữa lớn hoặc xây dựng thêm nên cơ sở hạ tầng đang ngày một xuống cấp, hư hỏng, ẩm móc và một số nơi công trình phụ không sử dụng được.
    Tháng 9 năm 2010, Bệnh viện di chuyển về cơ sở mới nói trên.
     Bệnh viện mới: với kiến trúc hạ tầng khá hiện đại, không gian thông thoáng và công năng sử dụng phù hợp; hệ thống điện, nước, thang máy…tương đối tốt; môi trường chung quanh bệnh viện rộng rãi với nhiều ghế đá, cây xanh tạo điều kiện cho người bệnh thư giãn vào sáng sớm và chiều tối; điều kiện làm việc của CBVC tốt hơn nhiều ở cơ sở cũ; các buồng phẫu thuật, thủ thuật, khoa HSCC, khoa CĐHA đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, bố trí phù hợp với hoạt động chuyên môn; hệ thống xử lý chất thải lỏng và các lò thiêu huỷ chất thải rắn hoạt động tốt.
     Tuy nhiên, không gian bệnh viện quá rộng, phân chia nhiều khu vực và gần khu dân cư nên vấn đề bảo vệ, chống mất cắp, trật tự…hết sức nặng nề và phức tạp;   vấn đề sử dụng điện, nước tăng gấp nhiều lần so với bệnh viện cũ và còn nhiều hạng mục cần phải chỉnh sửa, bổ sung như hệ thống cửa, thang máy, hệ thống lạnh trung tâm…
    2. Quy mô giường bệnh:    
    Về quy mô giường bệnh: Bệnh viện Đa khoa Phú Yên có sự thay đổi liên tục từ ngày được thành lập (15/7/1989) đến nay, với số giường chỉ tiêu tăng lên theo từng giai đoạn:
    Từ năm 1989-1995:     350 giường bệnh;
    Từ năm 1996 -1998:     400 giường bệnh;
    Từ năm 1998-2006:    450 giường bệnh;
    Từ năm 2007 đến nay     500 giường bệnh.
    Trong 500 giường bệnh hiện nay chưa tính 150 giường của khoa sản và khoa nhi đã tách ra để thành lập Bệnh viện Sản Nhi vào tháng 5/2012.

    3. Hạng bệnh viện:
        Trước năm 1997, Bệnh viện được xếp hạng tương đương như bệnh viện hạng III. Từ năm 1997, theo Quy chế bệnh viện, Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh được xếp là bệnh viện hạng II và sau đó cứ 5 năm được đánh giá xếp hạng lại. Đến nay, Bệnh viện ĐK Phú Yên được công nhận là bệnh viện hạng II theo Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 của UBND Tỉnh Phú Yên “V/v xếp hạng các các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế Phú Yên”. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang thiết bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III và hiện nay là Bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Phú Yên

    4. Chức năng nhiệm vụ:
    ( Căn cứ Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế )
        Cấp cứu-khám bệnh-chữa bệnh
    - Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bênh từ ngoài vào hoặc các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
    - Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
    - Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các Ngành.
    - Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
    - Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.
         Đào tạo cán bộ y tế:
    - Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.
    - Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
     Nghiên cứu khoa học về y học:
    - Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
    - Nghiên cứu triển khai dịch tể học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn  ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
    - Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
     Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
    - Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.
    - Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
     Phòng bệnh:
    - Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
    Hợp tác quốc tế:
    - Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
     Quản lý kinh tế y tế:
    - Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
    - Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

    II. KẾT QUẢ KHÁM CHỮA BỆNH:
    1 Tình hình khám chữa bệnh:

    Qua gần 25 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện đa khoa Phú Yên đã có những đóng góp to lớn trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong Tỉnh và một số địa phương của các tỉnh lân cận như: Vạn Ninh (Khánh Hoà), Krông Pa, Phú Túc (Gia Lai), đồng thời thực hiện tốt công tác cấp cứu tai nạn giao thông trên các trục lộ đi qua tỉnh Phú Yên.
    Tình hình quá tải của Bệnh viện luôn luôn là vấn đề nan giải trong nhiều năm qua, nhất là những năm 2008, 2009. Do đó, Sở Y tế phải thường xuyên điều chỉnh chỉ tiêu giường bệnh cho phù hợp với các kế hoạch về tài chính, phát triển nhân lực và chuyên môn kỹ thuật.
        - Năm 1989 – 1992 : bệnh viện có quy mô 350 giường
        - Năm 1993 – 1995 : bệnh viện có quy mô 400 giường
        - Năm 1996 – 2006 : Bệnh viện có quy mô 450 giường
        - Năm 2007 – 2009 : Bệnh viện có quy mô 500 giường
        Từ năm 2006 đến nay, về hoạt động chuyên môn, Bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu nổi bậc tạo được đà cho sự phát triển chuyên môn và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vào những năm tiếp theo. Cụ thể là nhiều kỹ thuật cao trong chuẩn đoán và điều trị đã được áp dụng thành công và phổ biến như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật sọ não, phẫu thuật tiết niệu, bướu cổ...Các kỹ thuật mới trong cận lâm sàng như: chẩn đoán hình ảnh, sinh hóa, huyết học, truyền máu, vi sinh từng bước được ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị góp phần nâng cao chất lượng điều trị và hiệu quả khám bệnh, chữa bệnh.
        * Công tác khám bệnh đã đạt và vượt xa chỉ tiêu đã giao, (từ 120% – 130%); nhất là những tháng cuối năm số bệnh nhân đến khám tăng rất cao, có ngày lên đến 800-1.000 bệnh nhân, nhưng nhân viên bênh viện vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Các trường hợp cấp cứu được xử trí kịp thời (theo bảng 1).

    Bảng 1. Tổng số lần khám bệnh trung bình / năm

    Tuy nhiên, giai đoạn 2010 – 2014, cả nước triển khai khám chữa bệnh ban đầu theo Luật BHYT và cũng là giai đoạn Bệnh viện chuyển ra bệnh viện mới cách xa trung tâm dân cư và cũng là giai đoạn bệnh viện tách khoa sản, khoa nhi để thành lập bệnh viện Sản Nhi, nên số lần khám trung bình mỗi năm có giảm nhiều so với các giai đoạn trước đó.

    Bảng 2: Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình / năm

    Với sự phát của khoa học kỹ thuật và năng lực của đội ngũ cán bộ y tế ngày càng cao, chất lượng khám chữa bệnh được
        Năm 2007, năm đầu tiên Bệnh viện thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Năm 2007, cũng là năm Bệnh viện tăng chỉ tiêu từ 450 giường (năm 2006) lên 500 giường, nhưng không đáp ứng đủ số bệnh nhân quá tải; tỷ lệ sử dụng giường của cả năm 2007 vẫn chiếm ở tỷ lệ cao (xấp xỉ 120%). Năm 2008 và đầu năm 2009, tỷ lệ bệnh nhân quá tải càng tăng cao và kéo dài, trong lúc đó chỉ tiêu giường bệnh và ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện theo giường bệnh không thay đổi.
        * Một số khoa thường xuyên quá tải như: Khoa Sản, Ngoại Chấn thương, Khoa Ngoại Tổng quát, khoa Nhi, Khoa Nhiễm, khoa Nội B…
        * Về hoạt động ngoại khoa, phẫu thuật gây mê hồi sức: Bệnh viện đã đủ năng lực vươn lên điều trị thành công các loại bệnh khó, giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên. Cụ thể, một số kỹ thuật chuyên sâu đã và đang được áp dụng thành công tại các khoa. Các bác sĩ chuyên ngành ngoại khoa đã thực hiện được nhiều kỹ thuật khó như cắt nang ống mật chủ, nối mật ruột, tạo hình khúc hẹp cổ bể thận, phình đại tràng bẩm sinh, phẫu thuật sọ não, phẫu thuật nội soi cắt túi mật, PTNS khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng, phẫu thuật cắt trĩ Longo…
        *Trong lĩnh vực gây mê hồi sức: cũng có một bước tiến mới trong việc xử trí các trường hợp sốc chấn thương, bỏng nặng, chấn thương bụng ngực, hồi sức bệnh nhân phẫu thuật sọ não, chấn thương sọ não; đảm bảo gây mê tốt cho các phẫu thuật ngoại sản trên nhiều đối tượng bệnh lý phức tạp (ASA II, ASA III). Số bệnh nhân phẫu thuật ngày càng tăng, đặc biệt là phẫu thuật loại I. Số bệnh nhân phẫu thuật theo chương trình cũng tăng lên rõ rệt.

    III. HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH
    1. Giai đoạn 1989 – 1999:

        Về mô hình bệnh tật, bệnh nhân vào viện trong giai đoạn này chủ yếu là nhóm bệnh nhiễm trùng và kỹ sinh trùng (chiếm 44,64%), tiếp đến là nhóm bệnh về hô hấp (22,35%); nhóm ngộ độc-chấn thương xếp thứ 3 (9,82%). Trong khi đó bệnh lý tim mạch chỉ chiếm 1,83%, bệnh suy dinh dưỡng, tiếu máu nhược sắc vào viện nhiều. Tử vong nhiều nhất là sốt rét ác tính (22,53%); bệnh lý não – màng não (19,4%); tự tử ngộ độc chiếm 12,6%). Bệnh sốt xuất huyết tử vong hàng năm khoảng 1,5%.    
    Khoa Hồi sức cấp cứu thu dung điều trị nhiều nhất là sốt rét nặng, sốt rét ác tính, ngộ độc thuốc trừ sâu, choáng nhiễm trùng, choáng do SXH và viêm phổi nặng. Các phương tiện, máy móc trong giai đoạn này cũng rất đơn giản như máy hút đờm giải, bình oxy di động, dụng cụ đặt nội khí quản…Lúc này khoa cũng có 01 máy thở PO5, nhưng ít khi sử dụng.
        Ngoại khoa: chủ yếu là phẫu thuật cấp cứu viêm ruột thừa, thủng dạ dày, tắc ruột, vết thương bụng, chấn thương bụng; áp xe gan, sỏi thận, sỏi mật, phẫu thuật kết hợp xương…Có phẫu thuật sọ não nhưng rất ít vì chưa có phương tiên chẩn đoán.
        Sản khoa: mỗi năm có từ 900-1.000 ca đẻ, trong đó mổ lấy thai trung bình là 19,47%; phẫu thuật phụ khoa rất ít.
    2. Giai đoạn 2000 – 2004:   
    Nhóm bệnh nhiễm trùng-ký sinh trùng giảm thấp hơn giai đoạn trước (22.12%); nhóm ngộ độc, chấn thương tăng lên đến 22,73%; bệnh lý hệ tuần hoàn chiếm 21,38%; nhóm bệnh hệ hô hấp và tiêu hoá xấp xỉ nhau (5,9%)
    Giai đoạn này chất lượng chuyên môn kỹ thuật được cải thiện và nâng lên một bước; một số kỹ thuật chuyên sâu đã và đang được áp dụng thành công tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Các bác sĩ chuyên ngành ngoại khoa đã thực hiện được nhiều kỹ thuật khó như: cắt nang ống mật chủ, nối mật ruột, tạo hình khúc hẹp cổ bể thận, phình đại tràng bẩm sinh, phẫu thuật sọ não, phẫu thuật cắt túi mật,.. Trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu cũng đã từng bước ứng dụng những thành tựu y học mới vào điều trị suy vành, điều trị nhồi máu cơ tim cấp bằng streptokinase, điều trị xuất huyết não, ngộ độc cấp, COPD, điều trị rắn lục cắn bằng huyết thanh kháng nọc rắn, điều trị thiếu máu trong suy thận mạn bằng Eprex…
    Trong lĩnh vực sản nhi cũng được đầu tư nâng cấp phát triển mạnh về lĩnh vực hồi sức sơ sinh, cấp cứu nhi, cấp cứu sản khoa và triển khai tiêm phòng thấp.
    3. Giai đoạn 2005 đến nay:
    Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trong y học và lâm sàng; sự ra đời nhiều trang thiết bị chẩn đoán, điều trị hiện đại; sự hình thành thêm nhiều lĩnh vực y tế mới chuyên sâu, thì yêu cầu dịch vụ y tế của người bệnh cũng ngày càng cao trên mỗi lĩnh vực.
    Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao về số lượng và chất lượng của nhân dân, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên đã và đang chú trọng phát triển các kỹ thuật y tế chuyên sâu; nhận sự hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trên (như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện trường Đại học Y Dược TPHCM…); đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới, để tạo điều kiện cho người bệnh được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại địa phương.
    Riêng về phẫu thuật nội soi, có thể nói BV đã có một bước phát triển vượt bậc. Từ tháng 10/2005, với sự chuyển giao kỹ thuật dưới dạng cầm tay chỉ việc của Bệnh viện Trung ương Huế và gần đây là các bệnh viện: Bệnh viện Đại học Y-Dược TP HCM, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nội tiết TW…Các bác sĩ của BVĐK tỉnh đã triển khai nhiều loại phẫu thuật như:
    - PTNS cắt ruột thừa viêm,
    - PTNS cắt túi mật
    - PTNS điều trị tắc ruột do dây chằng
    - PTNS khâu lỗ thủng dạ dày
    - PTNS Cắt u nang buồng trứng
    - PTNS trong cấp cứu bụng
    - PTNS cắt tử cung
    - PTNS mở ống mật chủ lấy soi
    - PTNS cắt khối thai ngoài tử cung.
    - PTNS cắt tuyến giáp trạng
    - Phẫu thuật nội soi khớp
    - PTNS tiết niệu
    - Nội soi cắt u xơ tiền liệt tuyến
    - Nội soi tán sỏi ngược dòng

    Phẫu thuật sọ não cũng phát triển và nâng cao kể cả phẫu thuật cột sống, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp hang, …
    * Trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu :  Bệnh viện cũng từng bước phát triển; ứng dụng được những thành tựu y học mới vào viêm phổi nặng, choáng SXH, điều trị nhồi máu cơ tim cấp,  ngộ độc cấp, COPD, điều trị rắn lục cắn bằng huyết thanh kháng nọc rắn, lọc thận cấp cứu, lọc máu liên tục, thay huyết tương, điều trị ngộ độc cấp bằng lọc máu hấp phụ…Nhất là từ khi có sự hỗ trợ của các Bệnh viện tuyến trên theo Đề án 1816,  bác sĩ, điều dưỡng đã củng cố được kiến thức, chuẩn hoá các quy trình hồi sức cấp cứu cơ bản và nâng cao, nắm vững việc chỉ định và cách sử dụng máy sốc điện, máy  thở. Thực hiện an toàn các kỹ thuật hồi sức cấp cứu như đặt NKQ, đặt catheter tỉnh mạch trung tâm.
        * Hoạt động xét nghiệm:
    Khoa xét nghiệm tham gia và thực hiện tốt phong trào hiến máu nhân đạo, đảm bảo khá tốt việc cung ứng máu theo yêu cầu điều trị, thực hiện được một số xét nghiệm cao cấp về miễn dịch, huyết học, sinh hoá. Khoa xét nghiệm đã được Bộ Y tế công nhận đơn vị có đủ điều kiện trả lời kết quả HIV dương tính.
              Khoa chẩn đoán hình ảnh ngày càng khẳng định mình trong các kỹ thuật chẩn đoán như: siêu âm, nội soi, chụp X quang quy ước, chụp X quang kỹ thuật số, cộng hưởng từ, CT Scanner đa lát cắt, siêu âm màu các loại...với số lượng và chất lượng ngày càng cao.

    IV. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC &SKCT KỸ THUẬT
        Trong suốt thời gian qua, Bệnh viện đã từng bước đưa công tác nghiên cứu khoa học vào nề nếp, tập trung vào các đề tài ứng dụng phù hợp với trình độ chuyên môn trong Bệnh viện. Mỗi năm trung bình Bệnh viện có từ 25 đến 30 đề tài cấp cơ sở. Ngoài ra, các bác sĩ, dược sĩ còn tham gia thực hiện nhiều đề tài NCKH cấp tỉnh như: Đánh giá thể chất học sinh cấp 3 của các bệnh viện trong Tỉnh (1996), tin học hoá trong quản lý bệnh viện (2007), ứng dụng những kỹ thuật mới, kỹ thuật cao vào chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện đa khoa Tỉnh (2009)…
    Bệnh viện cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị khoa học tại bệnh viện như:
    - Hội nghị khoa học ngành Y tế pú Yên năm 1007
    - Hội nghị khoa học chuyên ngành ngoại sản năm 2000
    - Hội nghị ngoại khoa mở rộng năm 2007
    - Hội nghị Nội khoa- Tim Mạch năm 2008
    - Hội nghị khoa học chuyên ngành phẫu thuật nội soi năm 2010
    - Hội nghị khoa học chấn thương chỉnh hình năm 2012
    - Hội nghị bàn tròn phẫu thuật nội soi khớp năm 2013
     
    V. PHÁT TRIỂN Y TẾ CHUYÊN SÂU, KỸ THUẬT CAO, ĐỀ ÁN 1816:
    Bệnh viện đã nhận hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trên:
    1. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo (khớp háng, khớp gối) và Phẫu thuật nội soi khớp
    2.  Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo và sóng siêu âm
    3. Phẫu thuật nội soi trong sản phụ khoa bao gồm:

        - PTNS cắt U nang buồng trứng
        - PTNS cắt tử cung    
        - Phẫu thuật cắt tử cung mở            
        - PTNS cắt tử cung toàn phần    
        - Sử dụng cần nâng cố định tử cung để PTNS cắt tử cung   
    - Sử dụng dao siêu âm (Harmonic) trong PTNS sản phụ khoa
    - Kỹ thuật bóc nhân xơ tử cung qua nội soi
    - Đặc điểm phẫu thuật nội soi trong sản phụ khoa
    - Gây mê hồi sức trong PTNS sản phụ khoa
        - Các biến chứng có thể gặp trong PTNS
    4.  Phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp.
    5.  Cấp cứu nhi, hồi sức sơ sinh:
    6. Phẫu thuật-GMHS

    - Gây mê cắt RTV/bệnh nhân đái đường
    - Hồi sức tích cực trong mổ
    - Gây mê PTNS/ bệnh mạch vành
    - Triển khai đặt Mask thanh quản
    - Gây tê tuỷ sống để PTNS cắt ruột thừa
    - So sánh gây tê tuỷ sống bằng Buvacain đơn thuần và gây tê TS bằng Buvacain phối hợp với Morphin hoặc Fentanyl
    - Gây tê tuỷ sống bằng Morphin để giảm đau sau mổ

    7. Hồi sức cấp cứu :
    1) Đối với điều dưỡng:

    - Trao đổi kinh nghiệm về cách tiếp nhận, chăm sóc bệnh nhân tại khoa, cách sử dụng trang thiết bị phù hợp cho từng thủ thuật.
    - Tập huấn lý thuyết về chăm sóc bệnh nhân thở máy, theo dõi bệnh nhân qua các chỉ số trên monitor và một số quy trình kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân cấp cứu.
    - Hướng dẫn chăm sóc cụ thể trên người bệnh như: hút đờm giãi, tiêm truyền, cách theo dõi và sử dụng máy giúp thở, thay các thiết bị máy thở.
    - Hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị oxy liệu pháp: mask Venturi, mask thở oxy có túi...
    - Hướng dẫn một số quy trình chống nhiễm khuẩn trong chăm sóc bệnh nhân.
    - Hướng dẫn và cung cấp mẫu một số dụng cụ, trang thiết bị cơ bản trong công tác hồi sức cấp cứu như dây hút đờm, bầu cấy đờm, hệ thống đếm giọt...

    2) Đối với bác sĩ:
    - Các bác sĩ đã tham gia giải quyết tốt một số trường hợp bệnh nặng, bệnh khó như: nhịp nhanh trên thất, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp cấp, COPD, ngộ độc cấp.
    - Trao đổi kinh nghiệm điều trị một số bệnh như: COPD, choáng nhiễm trùng, viêm phổi bệnh viện, tai biến mạch máu não...
    - Hướng dẫn thực hành đặt catheter tỉnh mạch trung tâm, kỹ thuật chọc dò màng tim và một số kinh nghiệm trong thở máy.
     - Các bác sĩ tham gia báo cáo cho bác sĩ, điều dưỡng, của khoa một số chuyên đề rất thiết thực và mang tính thời sự như: Bệnh lý đột quỵ (thái độ xử trí cập nhật hiện nay); Một số kinh nghiệm trong cấp cứu, hồi sức, chống độc thường gặp
    8. Phẫu thuật ngoại thần kinh :
    - Phẫu thuật điều trị và theo dõi chấn thương sọ não
    - Gây mê cho phẫu thuật lấy máu tụ nội sọ
    - An thần cho bệnh nhân thở máy
    - Theo dõi bệnh nhân thở máy tại hồi sức
    - Hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não
    - Đặt dẫn lưu thắt lưng bằng bộ PERIFIX để điều trị dò dịch não tuỷ qua vết mổ sọ não.
    - Hướng dẫn đặt Catheter tỉnh mạch cánh tay trong cho các bác sĩ trong khoa PTGMHS.
    - Tổ chức và vận hành phòng hồi sức trong điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não.
    - Hướng dẫn và huấn luyện công tác phòng chống nhiễm khuẩn trong thăm khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân CTSN.
    - Tổ chức và vận hành về gây mê phẫu thuật CTSN, chăm sóc bệnh nhân CTSN nặng.
    - Bước đầu chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật cột sống lối sau.
    - Hồi sức trước mổ và sau mổ bệnh nhân CTSN.
    - Thủ thuật đặt Catheter trung ương
    - Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết trong mổ CTSN vùng hố sau
    - Cân bằng nước và điện giải trong bệnh nhân CTSN
    - Điều trị bệnh nhân CTSN có bệnh lý kèm như cao HA, tiểu đường, viêm phổi, dập phổi…
    - Kỹ thuật đặt dẫn lưu não thất-ổ bụng (VP Shunt) trên một bệnh nhân não úng thuỷ người lớn sau CTSN nặng.

    9. Công tác Chống nhiễm khuẩn
    Được sự tài trợ của Công ty Johnson & Johnson, Bệnh viện đa khoa Phú Yên đã mời TS,BS Lê Thị Anh Thư – Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Chợ Rẫy, thành viên Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Bộ Y tế, chủ tịch Hội CNK TP HCM  về báo cáo một số chuyên đề quan trọng về CNK như sau:
    Ngăn ngừa NKBV tại khoa Phẫu thuật và phòng ngừa NK vết mổ
    Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện
    Phòng ngừa nhiễm khuẩn tại khoa sơ sinh
    Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm trùng huyết trên những bệnh nhân có đặt dụng cụ trong lòng mạch.
    Thời gian: 02 ngày (28 & 29 tháng 5 năm 2009)
    Với những kiến thức thu được từ khoá tập huấn, BGĐ đã củng cố, kiện toàn khoa chống nhiễm khuẩn, phát triển bộ phận vi sinh khoa xét nghiệm, phát huy cao vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật của hai khoa này trong chống nhiễm khuẩn.
    Hội đồng chống nhiễm khuẩn và khoa chống nhiễm khuẩn BV chú ý hơn đến việc giám sát các quy trình chống nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường và xử lý chất thải y tế trong toàn BV, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
    10. Nội - Tim mạch :
        Tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý tim mạch thường gặp ; cung cấp nhiều thông tin cập nhật trong chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực tim mạch theo khuyến cao mới của Hội tim mạch học. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này chưa phát triển theo mục tiêu đề ra vì chưa có những thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác này như các phương tiện chẩn đoán rối loạn nhịp : Holter ECG 24h ; điện thế muộn, máy tạo nhịp tạm thời, vĩnh viễn ; CT 64 lát cắt, siêu âm màu….
    11. Phẫu thuật nội soi ngoại tiêu hoá:
    Với sự chuyển giao kỹ thuật dưới dạng cầm tay chỉ việc của Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện đã triển khai được nhiều phẫu thuật nội soi mới  như:
    PTNS cắt túi mật nội soi
    PTNS VPM ruột thừa
    PTNS điều trị tắc ruột do dây chằng
    PTNS khâu lỗ thủng dạ dày
    PTNS trong cấp cứu bụng
    PTNS mở ống mật chủ lấy soi
    PTNS cắt khối u đại tràng.
    PTNS điều trị thoát vị bẹn
    Kết quả đến nay, khoa Ngoại Tổng quát đã phẫu thuật >1.500 trường hợp PTNS tiêu
    12. Chẩn đoán hình ảnh
        - Siêu âm trong cấp cứu bụng
        - Cộng hưởng từ: nguyên lý hoạt động và ứng dụng
        - CT Scanner nguyên lý hoạt động và ứng dụng
        - CT Scan trong chấn thương sọ não và cấp cứu bụng

    13. Nội tiết- đái tháo đường
        Bệnh viện đã mời TS Nguyễn Thị Bích Đào, Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy về báo cáo một số chuyên đề về nội tiết và đái tháo đường cho các bác sĩ trong tỉnh.
    TS Đào cũng tư vấn cho hàng chục bệnh nhân trong tỉnh về cách điều trị, phòng chống biến chứng do đái tháo đường.

    * Kết quả:    
        - Sau thời gian thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế và sự hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật của các BV tuyến trên, các bác sĩ, điều dưỡng đã được củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành lâm sàng vì nội dung  đào tạo, CGKT sát với thực tế, phù hợp với tình hình bệnh tật và điều kiện của địa phương.
    - Các bác sĩ, điều dưỡng, KTV đã thu nhận được nhiều bài học kinh nghiệm, nhiều kỹ thuật chuyển giao từ  các bệnh viện tuyến trên, đồng thời ứng dụng đ- Đề án 1816 đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho đơn vị, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh nhân Phú Yên được hưởng lợi từ các dịch vụ cao, chất lượng tại chỗ mà không phải chuyển lên tuyến trên.
        - Với sự hỗ trợ của các Bệnh viện tuyến trên đã góp phần đôn đốc, thúc đẩy bệnh viện đẩy mạnh ứng dụng các quy trình kỹ thuật mới.
    Ngoài ra, trong quá trình công tác tại Bệnh viện đa khoa Phú Yên các bác sĩ đã thể hiện tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm; đã tham gia góp ý điều chỉnh một số điểm chưa phù hợp trong chuyên môn và quản lý khoa phòng; điều chỉnh một số phác đồ điều trị trên lĩnh vực chuyên khoa.

    VI. ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC:
        Từ sau ngàu tách tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của UBND tỉnh, sở Y tế và các ban ngành, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã được nâng cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, triển khai được các kỹ thuật cao, các kỹ thuật chuyên sâu; sử dụng các trang thiết bị hiện đại đã được trang bị, hàng năm Bệnh viện đa khoa tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ viên chức về chuyên môn, quản lý, chính trị, ngoại ngữ…
        Ngoài những khoá đào tạo dài hạn nâng cao văn bằng trình độ chuyên môn như đào tạo tiến sĩ, BSCKI, BSCK2, Thạc sĩ, cử nhân…Bệnh viện còn cử cán bộ viên chức đào tạo các khoá ngắn hạn để triển khai các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu như phẫu thuật nội soi tiêu hoá. PTNS tiết niệu, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật cột sống, thay khớp hang, phẫu thuật nội soi khớp gối, tim mạch can thiệp, đạt máy tạo nhịp, đào tạo sử dụng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, xét nghiêm…
        Bệnh viện cũng đã mời các bệnh viện tuyến trung ương, tuyên trên về chuyển giao kỹ thuật như: Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TP HCM, Bệnh viện 108, Bệnh viện Nội tiết TW, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nhân dân 115…
        Trong nững năm gần đay, trong khuôn khổ của Dự án Tăng cường hệ thống y tế tuyên tỉnh và Dự án Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã có những lớp tập huấn, những khoá đào tạo cho rất nhiều cán bộ viên chức của bệnh viện về nhiều lĩnh vực như: quản lý bệnh viện, quản lý nhân sự, sử dụng thuốc an toàn hợp lý, các lớp nâng cao kỹ năng chuyên môn, kiểm soát nhiễm khuẩn…

    VII. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN:
        Bệnh viện đa khoa tỉnh bắt đầu ứng dụng công nghệ thong tin (CNTT) vào công tác quản lý bệnh viện từ năm 2005. Ban đầu chỉ có 2 máy vi tính và 1 máy chủ và lưu trũ dự liệu theo phần mềm Medisòt 2003 để quản lý hồ sơ bệnh án và báo cáo thống kê.
        Đến năm 2010, được sự quan tâm của Lãnh đạo Tỉnh, Lãnh đạo Sở Y tế và các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Bệnh viện được cấp kinh phí để triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện.
        Đầu năm 2011, với kinh phí 2 tỷ đồng do UBND tỉnh cấp, Bệnh viện đã triển khai hệ thống mạng LAN trong toàn viện và sử dụng phần mềm e.Hospital của công ty FPT để quản lý bệnh viện với 10 modul nhưu sau:
    - Quản lý tiếp nhận-khám bệnh
    - Quản lý nội trú-cấp cứu
    - Quản lý viện phí-BHYT
    - Quản lý xét nghiệm
    - Quản lý chẩn đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng
    - Quản lý dược phẩm
    - Quản lý trang thiết bị y tế
    - Quản lý nhân sự
    - Báo cáo thống kê tổng hợp
    - Quản trị hệ thống, bảo mật
        Sau khi ứng dung 10 modul phần mềm vào công tác quản lý bệnh viện đã đem lại sự đổi mới, cải tiến, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, cải cách được các thủ tục hành chính phức tạp trước đó, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh theo công nghệ mới.
     

    Trưởng phòng Kế Hoạch Tổng Hợp

    TTƯT BS CKII Nguyễn Tấn Khoa

     

     

     

Tin bài liên quan